Vẽ tranh đề tài lễ hội là gì?
Tranh đề tài lễ hội là những bức tranh mang màu sắc tươi sáng với các hoạt động vui nhộn như rước kiệu, rước rồng, các trò chơi dân gian đặc trưng của các địa phương,.. Vẽ tranh về đề tài lễ hội không chỉ giúp ghi lại khoảnh khắc đẹp mà còn truyền tải giá trị văn hóa, lịch sử và tinh thần cộng đồng của địa phương, giúp mọi người gắn kết và hiểu hơn về văn hóa của mỗi địa phương khác nhau.
Những bức tranh vẽ đề tài lễ hội thường mang đến cho người xem cảm xúc vui tươi, háo hức về các hoạt động trong lễ hội giúp người xem cảm nhận không khí sôi động, vui tươi và ý nghĩa của lễ hội đó.
Những hoạt động lễ hội phổ biến nhất
Có rất nhiều những hoạt động khác nhau trong lễ hội và mỗi lễ hội lại có những điểm đặc trưng riêng, nếu bạn đang chưa có ý tưởng nào để vẽ bức tranh đề tài lễ hội của mình thì có thể tham khảo một số hoạt động phổ biến trong lễ hội được Xưởng nghệ thuật Art Tree gợi ý dưới đây:
- Lễ hội trung thu với các hoạt động múa lân, rước đèn, phá cỗ, chơi đèn ông sao,..
- Lễ hội đua thuyền với hình ảnh các đội thuyền thi đấu trên sông, sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả.
- Lễ hội chọi trâu
- Lễ hội hoa với những ánh đèn và hoa đầy màu sắc
- Lễ hội tết Nguyên Đán
- Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên với diễn tấu cồng chiêng, múa dân gian, nghi thức cúng tế.
- Lễ hội rước nước
- Lễ hội kéo co
- Hoạt động lễ hội đấu vật.
Hướng dẫn vẽ tranh đề tài lễ hội cho học sinh
Sau khi vừa cùng Xưởng nghệ thuật Art Tree điểm qua những hoạt động lễ hội phổ biến nhất với 9 hoạt động được liệt kê ở trên, giờ hãy cùng chúng mình lấy giấy, bút, tẩy và một số vật dụng vẽ khác để cùng nhau vẽ tranh đề tài lễ hội nhé!
Chủ đề được chọn sẽ là lễ hội cồng chiêng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, nới những bộ quần áo sặc sỡ, uyển chuyển và trò chơi nhảy sạp đặc trưng của dân tộc được khắc họa một cách rõ nét qua ngòi bút họa sĩ, cùng chúng mình thực hiện ngay thôi!
Bước 1: Chia bức tranh thành những hình khối như dưới đây với một hình vuông to nhất ở chính giữa, bên cạnh là 2 hình lục giác và đằng sau là những hình chữ nhật nhỏ ở 2 bên.
Bước 2: Tại ô vuông chính giữa hãy vẽ 1 cô gái đang mặc bộ váy đặc trưng của người Tây nguyên với bộ váy xòe quá gối cùng các hoa văn đường nét sặc sỡ, một chân đang nhảy lên.
Bước 3: Đối diện với cô gái, hãy vẽ một chàng trai cũng đang nhảy với một chân nhấc lên, tay thì đang nắm tay cô gái.
Bước 4: Vẽ trang trí chi tiết khuôn mặt của 2 bạn trẻ với đôi mắt tròn, miệng cười tươi thích thú.
Bước 5: Đằng sau cậu bé về phía bên phải, vẽ 2 bạn khác đang ngồi với tư thế cầm sạp cùng với nụ cười tươi đang chăm chú nhìn.
Bước 6: Tương tự, ở đối diện vẽ thêm 1 cô bé và 1 cậu bé khác cũng với tư thế đó, xử dụng thước kẻ để vẽ những chiếc sạp.
Bước 7: Ở đằng sau hãy vẽ thêm một vài người bạn khác đang đánh kẻng, đánh trống cổ vũ, phía xa xa hãy vẽ những ngọn núi nhấp nhô trập trùng nối nhau.
Bước 8: Lúc này hãy sử dụng bút dạ để vẽ đè lên những đường nét bút chì, việc nào giúp các chi tiết của bức tranh trở lên nổi bật hơn khi tô màu.
Bước 9: Tô màu và hoàn thiện bức tranh. Bạn có thể tô màu cho bức vẽ tranh đề tài lễ hội của mình theo gợi ý dưới đây của Xưởng nghệ thuật Art hoặc cũng có thể tô màu tùy theo ý thích.